Chuyển đến nội dung chính

Dừng xuất khẩu lao động đến hết 30.4

Dừng xuất khẩu lao động đến hết 30.4


Trước diễn biến phức tạp, lan rộng của dịch Covid-19, Bộ LĐ-TB-XH quyết định tạm dừng xuất khẩu lao động (XKLĐ) đến hết 30.4 tới.

Theo công điện mới nhất của Bộ LĐ-TB-XH về việc tăng cường thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 trong đợt cao điểm, Bộ này yêu cầu Cục Quản lý lao động ngoài nước chỉ đạo các doanh nghiệp tạm dừng tổ chức xuất cảnh cho người lao động đến hết ngày 30.4.

Bên cạnh đó, Ban Quản lý lao động Việt Nam ở nước ngoài cần tuyên truyền, vận động người lao động Việt Nam yên tâm ở lại và chấp hành quy định của nước sở tại về phòng, chống dịch Covid-19, không di chuyển, không đến các địa bàn có dịch Covid-19; tăng cường quản lý, nắm tình hình, đảm bảo quyền lợi của người lao động trong trường hợp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Theo Bộ LĐ-TB-XH, hiện có trên 560.000 lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài tại 36 quốc gia và vùng lãnh thổ có trường hợp nhiễm Covid-19. Hiện chưa có lao động nào bị nhiễm Covid-19.

Trong đó, tại Hàn Quốc có 48.000 người; Nhật Bản có khoảng 230.000 thực tập sinh/lao động người Việt đang (số này chưa bao gồm khoảng 9.000 người là thực tập sinh đã bỏ trốn, đang cư trú bất hợp pháp); tại Đài Loan (Trung Quốc) có 224.713 lao động Việt Nam; và khoảng hơn 10.000 lao động Việt Nam làm việc trên 13 thị trường châu Âu.

Những lao động Việt Nam đang làm việc tại các quốc gia và vùng lãnh thổ trên đều tuân thủ nghiêm các quy định của nước, vùng lãnh thổ sở tại về cách ly, theo dõi y tế, và các quy định về xuất nhập cảnh khác.

Để hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, Bộ LĐ-TB-XH cũng đã hướng dẫn các doanh nghiệp XKLĐ thực hiện chính sách hỗ trợ trong trường hợp lao động bị thôi việc, mất việc.

Theo đó, đối với trường hợp người lao động làm việc chưa đủ 50% thời gian theo hợp đồng thì được nhận lại 50% tiền môi giới đã nộp. Người lao động đã làm việc từ 50% thời gian theo hợp đồng trở lên thì không được nhận lại tiền môi giới.

Trường hợp không thể đòi được của bên môi giới thì doanh nghiệp có trách nhiệm hoàn trả cho người lao động theo nguyên tắc trên và được hạch toán vào chi phí hợp lý khi tính thu nhập chịu thuế theo quy định của luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp XKLĐ chỉ được thu tiền dịch vụ theo thời gian (số tháng) thực tế người lao động làm việc ở nước ngoài. Bên cạnh đó, người lao động còn được hỗ trợ 5 triệu đồng từ Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước trong trường hợp bị thôi việc, mất việc.

Cục Quản lý lao động ngoài nước sẽ xử phạt theo quy định pháp luật đối với các doanh nghiệp không nghiêm túc thực hiện báo cáo lao động về nước.



Theo: Thanhnien.vn

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Kinh Nghiệm Phỏng Vấn Đi Xuất Khẩu Lao Động Nhật Bản.

Kinh Nghiệm Phỏng Vấn Đi Xuất Khẩu Lao Động Nhật Bản. Phỏng vấn đi Nhật không giống như đi thi đại học cần phải học giỏi mà chỉ cần các bạn biết được quy trình thi tuyển gồm những phần nào. Qua đó chuẩn bị cách trả lời phù hợp với những yếu tố người Nhật cần ở người lao động thì có thể trúng tuyển rồi. Ngoài ra các phải chuẩn bị đầy đủ các thủ tục như: giấy khám sức khỏe, hồ sơ đăng ký thi tuyển đơn hàng, học các câu chào hỏi, giới thiệu bản thân. Được rèn luyện tác phong thi tuyển. Lý do khiến các bạn thi trượt bởi vì bạn đã thiếu các kỹ năng khi phỏng vấn – khâu quan trọng nhất quyết định bạn có được nhận vào làm hay không. Vì thế, hãy tìm hiểu về văn hóa phỏng vấn của người Nhật một cách kỹ càng để luôn tạo ấn tượng với đối tác tuyển dụng Nhật Bản. Phong thái tự tin là yếu tố quan trọng nhất khi bạn tham gia phỏng vấn đi xuất khẩu lao động Nhật Bản. Trước khi phỏng vấn nhiều bạn thực tập sinh thường có tâm lý lo lắng, thiếu tự tin khi đối mặt với nhà tuyển dụng Nhật...
Nghiêm Cấm Việc Thu Tiền Mô Giới Đi Xuất Khẩu Lao Động.  Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi) được Quốc hội thông qua ngày 13/11/2020, trong đó có nhiều quy định mới rất đáng chú ý. Luật gồm 8 chương, 74 điều. So với luật hiện hành, Luật có 31 điểm mới thuộc 8 nhóm nội dung lớn. Luật mới có nhiều quy định nhằm bảo vệ quyền lợi của lao động Việt Nam ở nước ngoài, điển hình là quy định cho phép người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng khi bị người sử dụng lao động ngược đãi, cưỡng bức lao động hoặc bị quấy rối tình dục trong thời gian làm việc ở nước ngoài. Bên cạnh đó, Luật cũng quy định người đi xuất khẩu lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội hoặc thuế thu nhập cá nhân hai lần ở Việt Nam và ở nước đến làm việc, nếu hai nước đã ký hiệp định về bảo hiểm xã hội hoặc hiệp định tránh đánh thuế hai lần. Đáng chú ý, Luật nghiêm cấm việc thu tiền môi giới đi xuất khẩu lao động của người lao động. Chúng tôi luôn ủng hộ, tuân thủ ...

Ảnh hưởng dịch Covid-19: Quá nửa đơn hàng XKLĐ bị mất, tạm dừng

Ảnh hưởng dịch Covid-19: Quá nửa đơn hàng XKLĐ bị mất, tạm dừng Hiện tạị rất nhiều công ty XKLĐ đang gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng xấu đến từ dịch bệnh Covid-19. Nhiều công ty "Quá nửa đơn hàng phải tạm dừng, hủy, hoặc tạm hoãn sang các tháng 5-6 . Với các đơn hàng của đối tác truyền thống, không thể hoãn thì thực hiện tuyển dụng online, qua Skype, Zalo. Việc tạm dừng tuyển dụng từ hai phía về lâu dài sẽ tác động lớn tới hoạt động XKLĐ của các công ty và các đối tác" Do ảnh hưởng từ dịch bệnh, các đối tác đã dừng sang Việt Nam tuyển dụng, tại Việt Nam các công ty cũng không thể triển khai hoạt động tuyển dụng tập trung. Điều này khiến cho nguồn cung ứng lao động bị giảm sút về sau này. Dịch bệnh làm các đơn hàng của các công ty giảm mạnh, trong khi đó chi phí hoạt động lại tăng cao, công ty lại phải gồng gánh nhiều chi phí khác Ví dụ như chi phí khử khuẩn, mặt bằng cơ sở vật chất…v.v..v.. Về phía Bộ LĐTBXH, ông Nguyễn Gia Liêm - Phó cục trưởng Cụ...